XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BHLĐ.2

 

2.Hệ thống văn bản pháp luật về công tác bảo hộ lao động.

    Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật bảo hộ về an toàn lao động nói riêng được các cấp, các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy, đến nay chúng at đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ.

   Pháp luật bảo hộ lao động bao gồm:

·        Hiến pháp.

·        Bộ luật lao động và các luật khác,  pháp lệnh có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.

·        Nghị định 06/CP và các nghị định khác có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.

·        Các thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn quy định an toàn vệ sinh lao động.

Sơ đồ hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động của Việt Nam

Các văn bản pháp quy về BHLĐ và liên quan đến BHLĐ

Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành

·        Điều 56 của hiến pháp quy định:" Nhà nước ban hành chế độ chính sách về bảo hộ lao động, nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương, ...".

·        Các điều 29, 39, 61 quy định các nội dung khác về bảo hộ lao động.

Một số điều của Bộ luật lao động có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động

   Căn cứ vào điều 56 của Hiến pháp, Bộ luật lao động của nước Cộ hòa XHCN Việt Nam đã được thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.

   Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các itêu chuẩn lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất. Vì vậy, Bộ luật lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia.

   Trong Bộ luật lao động những chương sau đây có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.

·        Chương VII: Quy định thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.

·        Chương IX: Quy định về an toàn lao động-vệ sinh lao động.

·        Chương X: Những quy định riêng đối với lao động nữ.

·        Chương XI: Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên.

·        Chương XII: Những quy định về bảo hiểm xã hội.

·        Chương XV: Những quy định thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động và một số điều có liên quan đến chương khác.

   Sau 7 năm thực hiện, ngày 02 tháng 04 năm 2002 kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa X đã thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

   Trong luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động cũng quy định cụ thể một số vấn đề về bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh lao động.

Một số luật, pháp lệnh có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động

Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân nước CHXHCN Việt Nam ban hành 1989.

·        Quy định trách nhiệm người sử dụng lao động phải trực tiếp chăm lo, bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho người lao động.

·        Phải tạo điều kiện cho người lao động được điều dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi chức năng.

·        Phải căn cứ vào quyết định của Hội đồng giám định y khoa về tình trạng sức khỏe của người lao động để thực hiện các chính sách đối với họ.

·        Phải đảm bảo an toàn lao động, thực hiện đúng các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động và phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

·        Nghiêm cấm việc làm ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt.

·        Đảm bảo thực hiện những biện pháp xử lý chất thải công nghiệp, tránh ô nhiễm đất, nước, không khí.

Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam ban hành năm 1993.

·        Luật bảo vệ môi trường được ban hành năm 1993 với những điều 11, 19, 29 đềcập:

   * Vấn đề áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch.

   * Vấn đề nhập khẩu, xuất khẩu máy móc, thiết bị.

   * Những hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.

   * Vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp ở mức độ nhất định.

·        Điều 17, 18 quy định cơ sở phải báo cáo đánh giá mội trường để nhà nước thẩm định.

·        Các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo vệ môi trường.

Pháp lệnh quy định việc quản lý nhà nước đối với công tác PCCC và chữa cháy ban hành tháng 10 năm 1961, các chỉ thị số 175/CT(1991), số 237/TTg(1996) của Chính phủ về tăng cường công tác PCCC.

   Pháp lệnh và các chỉ thị trên quy định người sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thành lập các đội phòng cháy, chữa cháy và trang bị các dụng cụ, phương tiện PCCC mang tính chất nghĩa vụ và có những nhiệm vụ sau:

·        Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn việc chấp hành các quy định, biện pháp và những kiến thức phổ thông về PCCC.

·        Xây dựng phương án phòng cháy tại chỗ, kế hoạch huấn luyện nghiệp cụ và tổ chức luyện tập thường xuyên việc thực hiện các phương án đó.

·        Tổ chức cứu chữa và tham gia cứu chữa các vụ cháy, bảo vệ hiện trường và giúp cơ quan điều tra xác định nguyên nhân gây ra các vụ cháy.

·        Kiểm tra đôn đốc thực hiện, khen thưởng và sử phạt về công tác PCCC ở cơ sở.

Luật công đoàn ban hành 1990

   Trong luật Công đoàn quy định trách nhiệm và quyền của Công đoàn trong công tác bảo hộ lao động. Quy định được nêu cụ thể ở Điều 6, Chương II, từ việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động đến trách nhiệm tuyên truyền giáo dục bảo hộ lao động cho người lao động, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo hô lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động.

Bộ luật hình sự

   Bộ luật hình sự được ban hành năm 1999, có nhiều điê2u quy định các tội danh liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động như:

·        Điều 227 quy định tội vi phạm quy định về an toàn lao động.

·        Điều 236, 237 quy định những vấn đề liên quan đến chất cháy, chất độc và vấn đề phòng cháy...

Các văn bản hướng dẫn thi hành

Hệ thống các văn bản quy định của chính phủ và các Bộ, Ngành.

·        Nghị định 06/CP của Chính phủ, ngày 20 tháng 10 năm 1995 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

·        Nghị định 195/CP của Chính phủ, ngày 31 tháng 12 năm 1994 quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện một số điều khoản trong Bộ luật lao động liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.

·        Nghị định số 23/CP của chính phủ ngày 18 tháng 4 năm 1996 hướng dẫn một số điều trong Bộ luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ.

·        Nghị định số 38/CP của Chính phủ, ngày 25 tháng 8 năm 1996 quy định về việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

·        Nghị định số 46/CP của Chính phủ, ngày 6 tháng 8 năm 1996 quy định về việc sử phạt quy phạm hành chính trong lĩnh vực nhà nước về y tế.

·        Các thông tư liên tịch, các quyết định, thông tư của các Bộ, Ngành chức năng( được thống kê trong phụ lục kèm theo).

Hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hệ thống các quy trình an toàn lao động theo nghề và công việc

   Hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động, các quy trình về an toàn bao gồm:

·        Tiêu chuẩn quy phạm cấp nhà nước, tiêu chuẩn vi phạm cấp ngành.

·        Nội quy, quy định của đơn vị sản xuất ban hành trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng quy định chung cho sát thực hơn, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.

·        Danh mục tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

   Tóm lại, muốn hiểu và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, phải nghiên cứu từ các quy định của hiến pháp, Luật, các văn bản của chính phủ, cho đến các văn bản hướng dẫn chi tiết của các Bộ, Ngành chức năng, đến các văn bản hướng dẫn chi tiêt của cơ quan au3n lý cấp trên, của doanh nghiệp, của cơ sở sản xuất kinh doanh.

 

Các bài viết liên quan:XD Và Thực hiện pháp luật về BHLĐ.1 |XD Và Thực hiện pháp luật về BHLĐ.2|XD Và Thực hiện pháp luật về BHLĐ.3|XD Và Thực hiện pháp luật về BHLĐ.4