Thiết bị bảo vệ cá nhân chống té ngã

Sơ lược về thiết bị bảo vệ cá nhân chống té ngã

Mất bao lâu thì ngã?

Công nhân nghĩ rằng họ có thời giờ để lấy lại thăng bằng trước khi ngã – điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Bảng sau đây cho thấy có thể ngã bao xa chỉ vài giây sau:

Bao ho lao dong quang trung

Có thể không có đủ thời giờ để chụp lấy chỗ vịn nào an toàn, nhưng vẫn có thể ngăn ngừa. Khi được bảo trì và đeo đúng cách, dây nịt an toàn hoặc dây nịt toàn thân cài vào một neo vững chắc có thể cứu được mạng sống chúng ta.
Giữ cho không ngã hay chận lại khi ngã?

Các hệ thống giữ cho không ngã giúp cho không bị ngã. Các thí dụ gồm:
• Các hệ thống duy trì vị trí làm việc bằng dây nịt an toàn hoặc dây nịt toàn thân cài vào một neo để rảnh hai tay làm việc.
• Các hệ thống thành chắn bảo vệ hạn chế khoảng cách ngã hoặc thiết bị bảo vệ cá nhân chống té ngã được dùng để cản không đi được đến một cạnh bờ để có thể ngã

Các hệ thống chận lại khi ngã bảo vệ sau khi ngã bằng cách chận lại đụng bề mặt ở dưới. Các thí dụ gồm:
• Dây nịt toàn thân nối bằng dây buộc hoặc dây an toàn vào các neo vững chắc
• Lưới an toàn

Khi chọn một hệ thống bảo vệ chống té ngã, trước hết nên nghĩ đến việc gắn thành chắn bảo vệ hoặc rào chắn. Những loại này bảo vệ được nhiều nếu gắn đúng cách. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tiện để gắn thành chắn bảo vệ hoặc rào chắn tại địa điểm làm việc – khi đó có thể cần thiết bị bảo vệ cá nhân chống té ngã.


Bản kế hoạch bảo vệ để không ngã

Cần có một bản kế hoạch bảo vệ chống té ngã trước khi dùng hệ thống bảo vệ cá nhân chống té ngã cho công việc làm nào có thể ngã từ trên cao 7.5 m trở lên.
Bản kế hoạch phải ghi:
• Các nguy hiểm có thể ngã khi làm việc
• Những loại hệ thống bảo vệ chống té ngã sẽ dùng
• Chỉ dẫn cho công nhân về cách sử dụng thiết bị cho an toàn, và
• Chỉ dẫn cách cứu công nhân ngã và không thể tự cứu họ được

Bao ho lao dong quang trung

Khi nào dùng dây nịt an toàn ?

Không bao giờ nên đeo dây nịt an toàn với hệ thống chận lại khi ngã. Nếu ngã đập vào dây nịt an toàn, có thể bị thương nặng ở lưng và bụng dưới. Chỉ dùng dây nịt an toàn với các hệ thống giữ cho không ngã. Nếu có nguy cơ té ngã, hăy gắn thanh bảo vệ hoặc đeo dây nịt toàn thân trong một hệ thống bảo vệ cá nhân chống té ngã được thiết kế đúng cách.

Xem xét dây nịt an toàn
Xem xét dây nịt trước mỗi lần dùng. Xem xét khóa, đai nịt, vòng móc hình D, và nhãn của hãng chế tạo để biết thêm chỉ dẫn cho người dùng.
Nếu dây nịt bị hư hại hoặc mòn, đừng đeo dây nịt đó.

Khóa
Xem xét cho chắc là thanh gài khóa gác lên trên khung khóa, di chuyển dễ dàng, và không bị cong hay mòn. Xem xét trục lăn để chắc chắn là lăn dễ dàng trên khung khóa.

Đai nịt
Tìm xem có bị sờn, nứt, cắt, cháy, hoặc hư hại gì khác hay không.

Vòng móc hình D
Xem xét xem vòng móc hình D có bị cong, nứt, sứt mẻ, hay bị lỗ chỗ hay không. Đừng dùng dây nịt an toàn nào có các dấu hiệu bị hư hại.

Nhãn của hăng chế tạo
Xem xét nhãn của hãng chế tạo trên dây nịt. Nhãn của hãng chế tạo trên dây nịt an toàn được CSA phê chuẩn sẽ có các chi tiết sau:
• Tên hãng chế tạo hoặc bán
• Cỡ vòng hông của dây nịt
• Dây nịt làm bằng vật liệu gì
• Ngày chế tạo dây nịt
• Số kiểu
• “Cảnh giác – không dùng để chận lại khi ngã”

Đeo dây nịt an toàn
Trước khi đeo dây nịt, nhớ lựa đúng cỡ. Gài dây nịt khít vào hông. Đeo dây nịt ở phía trên hông, chứ đừng đeo thấp xuống quanh mông hoặc khu xương chậu. Đặt khóa dây nịt ở phía trước người, và nhớ luồn dây thừa vào khoen dây nịt chứ đừng thả lòng thòng.


Khi nào dùng dây nịt toàn thân ?

Khi dùng thiết bị bảo vệ cá nhân chống té ngã thì đeo dây nịt toàn thân trong trường hợp có thể ngã. Dây nịt toàn thân gồm những dây cột quàng qua vai, ngang ngực, và quanh chân. Khi ngã, dây nịt toàn thân bảo vệ được nhiều hơn dây nịt an toàn, vì loại nịt toàn thân phân tán lực va chạm trải trên một vùng rộng hơn trên cơ thể.

Dùng đúng loại dây nịt toàn thân
Dây nịt toàn thân được chế tạo để chận lại khi ngã phải có
• Một vòng móc hình D ở sau lưng giữa hai bả vai
• Trên mỗi dây quàng vai có in mẫu tự “A” bên dưới vòng móc hình D
• Trên mỗi mẫu tự “A” có in mũi tên chỉ lên vào vòng móc hình D

Mũi tên trên dây quàng vai chỉ vào vòng móc hình D duy nhất trên dây nịt toàn thân được thiết kế để chận lại an toàn khi ngã. Đây là dây nịt toàn thân đeo để chận lại khi ngã. Lưu ý là vòng móc hình D nằm ở giữa hai bả vai.

Xem xét dây nịt toàn thân
Xem xét dây nịt trước mỗi lần dùng. Kiểm soát khóa, đai nịt, vòng móc hình D, và nhãn của hãng chế tạo để biết thêm hướng dẫn cho người sử dụng. Nếu dây nịt toàn thân bị hư hại hoặc mòn, đừng đeo vào người.

Khóa
Nhiều dây nịt toàn thân có các khóa xuyên vào nhau được gọi là khóa ma xát. Để ý xem các khóa này có cong, nứt, hoặc sứt mẻ hay không. Thử khóa để chắc chắn là chỗ nối chắc chắn.

Đai nịt
Để ý xem đai nịt có sờn, nứt, cắt, cháy, hoặc hư hại hay không, và những mối khâu có lỏng hoặc đứt hay không.

Vòng móc hình D
Để ý xem các vòng móc này có bị cong, nứt, sứt mẻ, hoặc lỗ chỗ hay không.

bao ho lao dong quang trung

Nhãn của hãng chế tạo
Xem nhãn của hãng chế tạo trên dâu nịt toàn thân. Nhãn của hăng chế tạo trên dây nịt toàn thân sẽ có ghi các chi tiết sau:
• Tên hãng chế tạo hoặc bán
• Cỡ dây nịt
• Ngày chế tạo dây nịt
• Số kiểu

Một số dây nịt toàn thân được thiết kế để dùng cho nhiều mục đích. Xem nhãn của hãng chế tạo để biết loại dây nịt nào.
Loại A – Chận lại khi ngă
Loại D – Té với tốc độ chậm lại
Loại E – Giới hạn phạm vi (đưa lên và hạ xuống)
Loại L – Leo thang
Loại P – Giữ vị trí làm việc

Đeo dây nịt toàn thân
Điều chỉnh tất cả khóa móc và dây để dây nịt toàn thân vừa khít người, nhưng vẫn có thể cử động cơ thể dễ dàng. Cài tất cả các dây lòng thòng để không vướng hoặc bị vấp. Cài vòng móc hình D của dây nịt (đánh dấu “A”) được thiết kế để chận lại khi ngã.

Dây buộc và neo
Dây buộc là đai nịt dẻo hoặc dây thừng làm bằng chất tổng hợp hoặc kim loại để gài dây nịt an toàn hoặc dây nịt toàn thân vào một dây an toàn hoặc neo.

Dùng đúng loại dây buộc
Dùng dây buộc càng ngắn càng tốt để giảm bớt khoảng cácch có thể ngă. Cố xếp dây buộc sao cho giới hạn khoảng cách ngã không quá 1.2 m
trong trường hợp chận lại khi ngã.
Khi dùng dây buộc bằng kim loại để chận lại khi ngã, hệ thống bảo vệ cá nhân chống té ngã phải có khí cụ giảm xốc cá nhân để giữ cho lực chận lại ở mức an toàn.

Xem xét dây buộc
Xem xét dây buộc trước mỗi lần dùng. Xem xét dây hoặc đai nịt, móc cài, và nhãn của hãng chế tạo để biết thêm hướng dẫn cho người sử dụng.

Dây hoặc đai nịt
Xem xét dọc theo chiều dài của dây buộc và những chỗ nối bện. Nếu dùng dây buộc bện ba sợi, cẩn thận vặn dây cho mở ra để xem có bị mòn, đứt, hoặc cắt hay không. Đừng vặn quá nhiều mà làm dây bị méo vĩnh viễn. Nên vất dây đai buộc đi nếu đai bị cắt hoặc lủng lỗ, mòn hoặc sờn, hoặc nếu những chỗ khâu chịu lực bị hư hại. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu cho thấy có sợi nào yếu đi, cháy, hoặc đứt hoặc hư hại, hoặc nếu có bất cứ lý do gì để nghi ngờ dây buộc, đừng dùng dây đó.

Móc gài
Móc gài phải tự khóa để ngừa tình trạng bất ngờ tuột ra. Móc có thể tuột ra khi những vòng móc hình D nhỏ, hoặc khí cụ cài khác đẩy trẹo móc gài mở ra – như vậy là tách rời hai bộ phận.

Nhãn của hãng chế tạo
Nhãn của hãng chế tạo trên dây buộc sẽ có các chi tiết sau:
• Tên hãng chế tạo hoặc bán
• Chiều dài và đường kính (nếu thích ứng) của dây buộc
• Vật liệu làm dây buộc
• Ngày chế tạo dây buộc
• Số kiểu
• “Cảnh giác – bất cứ dây nào đă chận lại khi ngã thì không nên dùng nữa”

Khí cụ giảm xốc cá nhân
Khí cụ giảm xốc làm chậm lại và đệm lót khi ngã, giúp giảm bớt lực chận tốc độ ngã. Khí cụ giảm xốc cá nhân thường được làm bằng “đai nịt toạc dần.” Khi ngã, mối khâu cá biệt của đai hấp thụ lực va chạm và toạc dần ra.
Cảnh giác: Khí cụ giảm xốc cá nhân có thể làm tăng chiều dài của dây buộc đến 1.2 m khi ngã. Hăy xem nhãn trên khí cụ giảm xốc để xác định đoạn dãn dài tối đa bao nhiêu. Tính thêm đoạn này trong khoảng cách ngã khi dùng thêm khí cụ giảm xốc trong hệ thống bảo vệ cá nhân chống té
ngã.

Vòng nối hình thuôn
Vòng nối hình thuôn là một khí cụ nối có hình thuôn để gài những bộ phận khác nhau của một hệ thống bảo vệ cá nhân chống té ngã. Gồm có
• Có khung tự đóng và tự khóa
• Có sức chịu nổi ít nhất là 22 kN mới gẫy
• Có tên của hãng chế tạo và sức chịu lực ghi rõ trên vòng
Xem xét Vòng nối hình thuôn trước mỗi lần dùng. Nhớ xem cho chắc là vòng không bị hư hại, méo mó, hoặc mòn quá độ.

Neo
Neo – là móc nối vào dây buộc hoặc dây an toàn – là một yếu tố thiết yếu của bất cứ hệ thống bảo vệ cá nhân chống té ngã nào. Neo có thể gồm
dây chịu nổi một lực nào đó hoặc dây quấn một cấu trúc cứng đáng kể trên một tòa nhà. Neo cũng có thể là một bộ phận được chế tạo để gắn vĩnh viễn hoặc tạm thời vào một cấu trúc.

Chọn neo
Chọn neo thích hợp sẽ tùy theo muốn giữ cho không ngă hoặc chận lại khi ngă. Nếu muốn ngừa hoặc giữ cho mình không ngă, neo phải có sức chịu ít nhất là 3.5 kN hoặc, nếu không thì phải chịu nổi gấp bốn lần sức nặng của công nhân. Nếu muốn chận lại khi ngă, neo phải chịu nổi ít nhất là 22 kN . Cách khác là khi biết được tiềm năng của sức chận lại, thì neo phải chịu nổi một lực gấp hai lần lực chận tối đa khi công nhân ngă. Thí dụ, hăng chế tạo sẽ ghi rõ lực chận tối đa trên các khí cụ giảm xốc cá nhân trong hệ thống chận lại khi ngă.

Lưu ý: Các trị số neo ở trên không áp dụng cho các hệ thống dây an toàn ngang, vì tiềm lực tác động vào các neo của dây an toàn chiều ngang có thể lớn hơn nhiều so với tiềm lực của các hệ thống giữ cho không ngă và chận lại khi ngă.

Dây an toàn
Dây an toàn là một khúc dây bằng sợi tổng hợp hoặc bằng kim loại gắn vào một điểm neo độc lập. Dây an toàn nói chung được dùng chung với một khí cụ giữ cho không ngă, chẳng hạn như một khí cụ khóa dây.

Dùng đúng dây an toàn chiều dọc
Sợi dây dùng làm dây an toàn chiều dọc trong một hệ thống cá nhân giữ cho không ngă đòi hỏi phải có sức chịu nổi tối thiểu là 26.7 kN mới bị đứt. Lý do cần có sức chịu trước khi đứt cao hơn sức chịu của neo là để dự phòng cho những chỗ nối bện và thắt nút trên dây tại đầu neo. Những chỗ nối bện và thắt nút sẽ làm yếu dây đi; do đó dây cần có thêm sức chịu.
Sau đây là cách thức nên áp dụng để dùng dây an toàn chiều dọc cho an toàn:
• Không thắt nút hoặc nối bện trên dây an toàn trừ những đầu cuối
• Gắn mỗi dây an toàn vào một điểm neo độc lập
• Chỉ nối một công nhân vào một dây an toàn chiều dọc
• Dây an toàn dài cách mặt đất hoặc cách mặt bằng an toàn ở dưới trong vòng 1.2 m, và
• Nếu đoạn dây an toàn đang treo dài hơn 91 m thì phải xét đến chiều dài dây buộc, và tác động của gió, cách làm dây, và sức chịu của dây

Khí cụ khóa dây
Khí cụ khóa dây là một khí cụ di chuyển trên dây và sẽ khóa cứng vào dây khi ngă. Dây được dùng với tất cả các khí cụ khóa dây đều có đường kính do hăng chế tạo quy định. Nhớ gắn khí cụ khóa dây đúng chiều để phần đầu khí cụ được gắn quay về hướng neo.
Hai loại khí cụ cơ khí khóa dây là tự động và bằng tay.

Xem xét dây an toàn chiều dọc
Ánh nắng rọi lâu ngày vào dây an toàn làm bằng sợi tổng hợp sẽ làm dây yếu đi. Trước mỗi lần dùng, xem xét kỹ lưỡng dây an toàn để chắc chắn là vẫn còn tốt. Tìm những dấu bị cọ xát làm tưa dây, vết cắt trên dây hoặc sợi, hoặc bất cứ chỗ nào thấy méo mó làm yếu dây hoặc cản trở đến chuyển động của khí cụ khóa dây. Nếu có bất cứ nghi ngờ nào về tình trạng dây an toàn, đừng dùng dây đó.

Khí cụ khóa dây tự động (hay di chuyển) di chuyển tự do dọc theo dây. Nếu ngă, khí cụ này tự động khóa dây và giữ lại sau một khoảng cách ngắn. Nếu dùng khí cụ khóa dây tự động, nên giới hạn chiều dài của dây buộc tối đa là 0.6 m.
Khí cụ khóa dây bằng tay không di chuyển tự do cùng với chúng ta. Khí cụ này luôn luôn ở vị trí khóa trên dây an toàn và phải dùng tay dời đi. Khí cụ khóa dây bằng tay thích hợp cho các hệ thống giữ cho không ngă.

Nguy hiểm ngă văng đập vào người
Hăy thận trọng đừng cài vào một neo theo cách mà
nếu ngă, chúng ta sẽ văng vào một chướng ngại vật. Trường hợp này được gọi là nguy hiểm ngă văng
đập vào người. Ngă văng ra như vậy có thể nguy hiểm như ngă xuống đất.

Dây an toàn có thể thu lại
Dây an toàn có thể thu lại là một loại dây an toàn chiều dọc cụ thể có tác động giống như dây nịt an toàn trong xe. Dây an toàn cuộn lại bên trong một lớp bảo vệ bọc ngoài. Khi di chuyển lên hay xuống, dây an toàn dăn dài ra hay co ngắn lại. Dây an toàn luôn luôn căng và không chùng ở khúc nào. Khi ngă, dây an toàn khóa lại và giữ lại sau khi rơi xuống một khoảng cách ngắn. Nhiều dây an toàn có thể thu lại có các dấu ngă trên lớp bảo vệ bọc ngoài. Đừng dùng dây an toàn nếu dấu đó cho thấy đă bị ngă.
Luôn luôn dùng khóa dây an toàn có thể thu lại trong vị trí thẳng đứng, trừ phi hăng chế tạo rơ ràng cho phép dùng cách khác.

bao ho lao dong quang trung

Dây an toàn chiều ngang
Dây an toàn chiều ngang gồm dây làm bằng vật liệu tổng hợp hoặc kim loại, hoặc thanh cố định, cột giữa hai điểm neo lớn. Các hệ thống an toàn này cho phép công nhân di chuyển hàng ngang dọc theo bề mặt làm việc trong khi nối với dây an toàn. Dây an toàn chiều ngang và các neo có thể chịu lực rất lớn nếu ngă. Do đó, tất cả các hệ thống dây an
toàn chiều ngang được gắn vĩnh viễn đều phải được một kỹ sư chuyên nghiệp chứng nhận.

Các hệ thống dây an toàn chiều ngang tạm thời có thể được chấp nhận nếu hệ thống đó:
1. Được chế tạo để bán thương mại và được gắn và dùng đúng với bản chỉ dẫn kèm theo
2. Được gắn và dùng theo bản chỉ dẫn của một kỹ sư chuyên nghiệp, hoặc
3. Được gắn và dùng theo mỗi điều kiện sau đây:
• Dây an toàn chiều ngang là dây kim loại có đường kính tối thiểu là 12 mm có sức chịu do hăng chế tạo quy định ít nhất là 89 kN mới bị đứt
• Dây an toàn chiều ngang không có những chỗ nối bện trừ hai đầu cuối
• Các khí cụ nối, chẳng hạn như cùm và khóa vặn, có sức chịu sau cùng ít nhất là 71 kN
• Chiều dài dây tối thiểu là 6 m và tối đa là 18 m
• Neo ở đầu dây có sức chịu sau cùng ít nhất là 71 kN
• Dây an toàn chiều ngang có độ chùng khi không chịu lực xấp xỉ bằng chiều dài dây chia cho 60
• Độ cao của dây gắn ở bất cứ điểm nào cũng phải ít nhất là 1 m cách bề mặt làm việc
• Khoảng cách bị ngă xuống tối đa là 1.2 m
• Bên dưới bề mặt làm việc phải là khoảng trống không bị cản trở tối thiểu là 3.5 m
• Chỉ nối tối đa là ba (3) công nhân vào dây an toàn chiều ngang
• Dây an toàn chiều ngang phải được gắn sao cho không cản trở đến việc di chuyển an toàn của công nhân

Sau khi ngă

Sau khi ngă, tháo ngay tất cả thiết bị đã dùng để chận lại khi ngă. Không được dùng lại thiết bị đó.

Bảo hộ lao động Quang Trung trích dẫn http://hsec.vn

Các bài viết liên quan: Giày da bảo hộ lao động | Găng Tay bảo hộ lao động | Mũ Bảo hộ lao động | Lưới che chắn công trình  | Kính bảo hộ lao động