PCCC trên công trường XD

Phòng chống cháy nổ trên công trường xây dựng

1. Khái quát về cháy nổ trên công trường xây dựng

  Trong quá trình thi công xây dựng có nhiều nguyên vật liệu dễ cháy, nổ được sử dụng như xăng, dầu, khí gas hoặc gỗ,...v.v. Ngoài ra, một số vật liệu khác như giấy dầu, tải, bạt.... cũng thường được sử dụng để làm lán trại cho công nhân. Nếu không thận trọng khi sử dụng các vật liệu này và không tuân theo các quy định về phòng chống cháy, nổ trên công trường thì nguy cơ xảy ra hỏa hoạn là rất lớn, có thể gây chết người, cháy nhà hoặc sập đổ công trình.
  Các nguy cơ đó có thể do chủ quan của con người hoặc phát sinh trong quá
trình sản xuất hoặc sinh hoạt. Do đó, phòng chống cháy, nổ trên công trường
là một việc làm quan trọng để đảm bảo an toàn lao động.
 
2. Các công việc có nguy cơ gây cháy nổ.

Các công việc có nguy cơ cháy  nổ:
- Lưu trữ, bảo quản, vận chuyển và sử dụng các vật liệu dễ cháy, nổ như
xăng hoặc dầu cho các máy xây dựng có sử dụng động cơ đốt trong như ôtô,
máy xúc, máy ủi hoặc máy phát điện,....
- Sơn, bả hoặc dán keo (các bộ phận công trình) với dung môi là hợp chất của xăng hoặc dầu.
- Hàn điện, hàn xì sử dụng ôxy và axêtilen hoặc hàn dùng khí gas.
- Sử dụng ngọn lửa như khi hút thuốc hoặc nấu ăn.
- Sử dụng điện trong sản xuất hay sinh hoạt.
- Các công việc xuất hiện nhiều bụi từ các chất dễ cháy, nổ như than
hoặc nhôm khi khai thác, nghiền nhỏ các vật, cưa hoặc mài,....
 
3.Các nguy cơ gây tai nạn lao động

  Có rất nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động do cháy, nổ trong các công việc được đề cập ở trên, tuy nhiên, có thể phân loại thành các nhóm như sau:
a. Khi dự trữ, bảo quản và vận chuyển nhiên liệu
- Các nhiên liệu dễ cháy, nổ bị thoát ra ngoài như hơi gas, hơi xăng hoặc dầu do các thiết bị lưu giữ chúng bị hở hoặc thủng. Khi đó, nếu gặp lửa dễ gây cháy, nổ.
- Thiết bị lưu giữ các chất dễ cháy nổ được đặt ở những nơi quá nóng như ngoài trời nắng hoặc gần các nguồn nhiệt.
- Vận chuyển các chất dễ cháy, nổ như xăng hoặc dầu không có các thiết bị tiếp đất nên có thể phát sinh cháy, nổ do tĩnh điện.
- Đường ống dẫn các chất khí dễ cháy như khí gas bị hở, dẫn tới cháy hoặc nổ khi gặp lửa hoặc tia lửa.
b. Không thận trọng khi dùng lửa
- Dùng lửa gần nơi có các vật liệu dễ cháy như có hơi xăng, hơi gas hoặc gỗ vụn,....
- Dùng lửa trần kiểm tra sự rò rỉ của các chất khí dễ cháy như khí gas hoặc hơi xăng,....
- Quên tắt bếp gas, bếp điện, bếp dầu hoặc bếp củi trong sinh hoạt ở lán trại.
- Vứt tàn đóm, tàn thuốc lá vào nơi có nhiều vỏ bào, mùn cưa, giấy vụn (thường được sử dụng làm mái lợp cho một số lán trại),....
c. Cháy do điện
- Các thiết bị điện bị quá tải gây ra cháy dây điện và thiết bị điện.
- Do chập mạch điện.
- Các vị trí nối dây điện hoặc cầu chì do tiếp xúc không tốt đã phát mà sinh ra tia lửa điện, gây cháy, nổ trong môi trường có bụi than, bụi nhôm, hơi gas, xăng hoặc dầu.
- Khi mất điện, người phụ trách về nhà nhưng quên ngắt điện của máy với nguồn điện nên khi có điện trở lại, máy hoặc các thiết bị hoạt động, có thể sinh ra quá nóng và gây cháy.
- Người phụ trách quên ngắt điện các thiết bị khi làm xong việc, dẫn tới các thiết bị đó có thể bị quá nóng và gây cháy.
- Bị cháy do sét đánh trúng nhà hoặc công trình.
 
4. Các biện pháp đề phòng cháy nổ

Đề phòng tai nạn cháy, nổ là một hệ thống các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật không những nhằm ngăn ngừa xảy ra cháy, nổ mà còn hạn chế cháy lan, tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả và thoát người an toàn khi có cháy, nổ.
a. Biện pháp ngăn ngừa xảy ra cháy, nổ
- Biện pháp tổ chức

  Tuyên truyền, vận động, giáo dục và nhắc nhở mọi người lao động
trên công trường chấp hành nghiêm chỉnh các qui định luật pháp về phòng
chống cháy nổ
-Huấn luyện phòng chống cháy nổ  trên công trường
- Biện pháp kỹ thuật
  Áp dụng đúng các qui định về phòng chống cháy nổ trên công trường
do cơ quan có thẩm quyền ban hành, có xét tới các nguy cơ gây cháy, nổ đã
nêu ở trên.
b. Biện pháp hạn chế cháy lan
  Khi công trường xảy ra cháy, nổ thì biện pháp hạn chế cháy lan là quan
trọng, giúp cho việc chữa cháy được tập trung, không cho đám cháy mở rộng.
- Cần phân vùng xây dựng, bố trí các nhóm nhà theo tính cháy của vật chất.
- Các công trình tạm trên công trường như nhà làm việc, lán trại công nhân hay kho vật liệu nên được xây dựng bằng các vật liệu không cháy hoặc
khó cháy như sử dụng khung thép, gạch xỉ, mái tôn,....
- Để các khoảng trống hoặc trồng cây xanh xung quanh các công trình tạm kể trên để ngăn cháy.
c. Biện pháp tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả
- Đảm bảo hệ thống báo động khi có cháy hoạt động nhanh và chính
xác. Thông thường, có thể sử dụng chuông, còi hoặc kẻng kết hợp với hệ
thống đèn nhấp nháy màu đỏ để sao cho tất cả mọi người làm việc trên công
trường đều nhận thấy (âm thanh phải to hơn những tiếng ồn phát ra trên
công trường). Hệ thống nút chuông báo động phải được đặt ở những nơi có
nguy cơ xảy ra cháy, nổ và được kiểm tra thường xuyên để chắc chắn khả
năng hoạt động tốt.
-Trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ
- Tổ chức lực lượng chữa cháy luôn sẵn sàng ứng phó kịp thời - không
phải tất cả mọi người đều tham gia chữa cháy
- Thường xuyên kiểm tra các phương tiện và dụng cụ chữa cháy, nguồn
nước và bể nước dự trữ. Các phương tiện và dụng cụ chữa cháy phải được
đặt ở những nơi có nguy cơ cháy nổ và ở vị trí dễ dàng tiếp cận được. Phải
có bảng hướng dẫn sử dụng ở nơi đặt chúng.
d. Biện pháp sơ tán người an toàn
Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng, được thể hiện ở các phương án
thoát người khi có cháy.
- Các phương án phải luôn được lập truớc khi bắt đầu công việc và được
cập nhật cho phù hợp với các giai đoạn thi công trên công trường.
- Làm cho mọi người trên công trường hiểu việc họ phải làm khi có
cháy, đó là nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực cháy bằng thang, lối thoát
người có biển chỉ dẫn rõ ràng,....
- Khi có cháy, đảm bảo ít nhất có 2 hướng thoát ra ngoài khác nhau với
khoảng cách tới chỗ thoát ra là ngắn nhất. Lối thoát này luôn để mở khi có
người làm việc.
- Các đèn báo cháy phải đặt dọc theo các hành lang hoặc đường thoát
người, có đủ độ sáng để người công nhân không bị lẫn với ánh lửa và đi
theo chúng để thoát ra ngoài.
- Cầu thang nên sử dụng vật liệu khó cháy như bằng thép có bọc nhựa
cứng chống cháy.
- Sau khi đã thoát ra phải kiểm tra số lượng công nhân để xác định việc
cấp cứu nốt người còn bị kẹt.

Bảo hộ lao động Quang Trung trích dẫn http://hsec.vn

Các bài viết liên quan: Giày da bảo hộ lao động | Găng Tay bảo hộ lao động | Mũ Bảo hộ lao động | Lưới che chắn công trình  | Kính bảo hộ lao động