An toàn cháy nổ và phòng ngừa

An toàn và công tác phòng chống cháy nổ là đề tài khá cũ, nhưng vẫn luôn nóng trên các lĩnh vực họat động. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu đến cho các bạn một số kiến thức về cháy nổ, chữa cháy cũng như công tác phòng ngừa.

Cháy là gì?

Cháy là quá trình phản ứng hóa học tạo ra khói, bụi, nhiệt và ánh sáng. Quá trình này gọi là quá trình phát hỏa. Và tất nhiên khi cháy chúng ta dễ dàng nhìn thấy ngọn lửa của đám cháy tạo ra.

Cháy xuất phát từ đâu?

Cháy gây ra bởi quá trình phản ứng tiếp xúc giữa 3 yếu tố

- Nhiệt

- Nhiên liệu

- Oxy

Nhiệt : Nhiệt được tạo ra bởi rất nhiều nguồn như điện, tia lửa, ma sát..vv

Nhiên liệu: Bất kỳ cái gì có thể cháy được đề là nhiên liệu của quá trình cháy. Ví dụ như những cái mà chúng ta thấy hàng ngày như giấy, gỗ, xăng, dầu, vải, vvv. Nhiên liệu cháy có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí (gas).

Oxy: Oxy luôn có sẵ trong không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày. trong quá trình cháy thì Oxy quanh đám cháy sẽ tham gia phản ứng cháy. Có càng nhiều Oxy tham gia thì đám cháy càng trở lên mạnh hơn và hung hãn hơn..

Cái gì có thể tạo lên một đám cháy?

Như đã nói ở trên, cháy được tạo ra bởi ba yếu tố cần thiết (Nhiệt, Nhiên liệu và Oxy). Tuy nhiên chúng ta hãy nghĩ xem những yếu tố kia đến từ đâu nhé

- Nguồn điện : Nguồn điện từ bất cứ đâu mà chúng ta thấy như được tạo ra bở sét, điện sinh hoạt hàng ngày, máy phát điện, bình trữ điện hay các đường dây truyền tải điện..vv

- Rò rỉ của một số loại hóa chất: Một số loại hóa chất khi tiếp xúc với không khí hoặc tạp chất khác có sẵn quanh đó sẽ tạo ra nhiệt.

- Ma sát: như chúng ta gõ hai hòn đá vào nhau ở thời kỳ đồ đá. Hay ngày nay chúng ta quẹt que diêm. Sự ma sát của những vật chuyển động (trục quay, bánh đà, giây cua roa...vv)

- Nhiện liệu: Là giấy, gỗ, vải, nhựa. xăng dầu và các lọai hóa chất khác ..vvv

- Oxy : Luôn có sẵn trong không khí và chúng hiện diện khắp nơi

Đám cháy được lan rộng ra như thế nào?

Khi đám cháy được phát ra tại một điểm nào đó, chúng sẽ nhanh chóng gia tăng nhiệt độ tại điểm đó đồng thờ nhiệt lượng sẽ lan truyền rất nhanh ra xung quanh đám cháy. Nhiệt lượng sẽ làm gia tăng nhiệt độ của các nguồn nhiên liệu quanh đó. Do nguồn Oxy luôn có sẵn trong không khí nên phản ứng cháy rất dễ dàng lan rộng ra. Hay nói một cách khác là đám cháy sẽ nhanh chóng lan rộng ra xung quanh. Nhiệt lượng càng cao (độ lớn của đám cháy), Nguồn Ôxy càng nhiều (tác động của gió) và nguồn nhiên liệu càng lớn thì đám cháy càng dữ dội.

Thế nào là quá trình nổ

Bản chất của quá trình nổ là sự gia tăng áp xuất độ ngột ở một không gian hạn chế. Đôi khi xảy ra nổ ở một vài đám cháy đó là do nguồn nhiên liệu cháy dồi dào. Đám cháy phát triển rất nhanh trong một khoảng thời gian cực ngắn. lúc này nhiệt độ tại tâm đám cháy tăng lên một cách nhanh chóng làm tăng áp xuất của điểm cháy lên - quá trình nổ xảy ra ngay lúc đó.

Làm thế nào để ngăn ngừa cháy nổ xảy ra?

Như chúng ta đã nói ở trên, muốn xảy ra cháy thì phải hội đủ ba yếu tố (Nhiệt, nhiên liệu và Oxy). Việc ngăn ngừa cháy nổ được tiến hành đơn giản nhất là cách ly một trong ba yếu tố trên.

Do không ôxy luôn tồn tại trong không khí, mà không khí thì có mặt khắp mọi nơi nên chúng ta hãy tập trung vào việc làm hạ nhiệt độ của môi trường và cách ly nguồn nhiên liệu.

- Không để ngọn lửa tiếp xúc với các nguồn nhiên liệu: Không hút thuốc, đốt nóng, hay hàn cắt nơi có có các chất dễ cháy.

- Luôn kiểm tra các chi tiết chuyển động của thiết bị, máy móc đề phòng sự gia nhiệt do ma sát tạo ra

- Không sử dụng quá tải cho các loại dây dẫn điện

- Trang bị các thiết bị bảo vệ quá tải cho nguồn điện

- Kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị điện thường xuyên

- Trang bị hệ thống chống sét.

- Sử dụng những vật liệu an toàn không gây lên tia lửa điện hoặc nhiệt

- Các kho chứa hàng, hóa chất luôn thông thoáng

- Thùng hàng, hoặc bồn chứa hóa chất phải được đậy nắp kỹ và kiểm tra thường xuyên

- Không để các chất có phản ứng trực tiếp gần nhau

- vv..

Làm thế nào để dập tắt đám cháy?

Trước tiên chúng tôi khuyên bạn không lên quá mạo hiểm với những đám cháy lớn hoặc đám cháy đang lan nhanh ra khu vực nguy hiểm (chất gây nổ vv). Hãy bảo vệ tính mạng của chính chúng ta trước khi nghĩ về đám cháy

Muốn dập tắt được đám cháy thì chúng ta một lần nữa phải làm giảm hoặc cách ly một trong ba yếu tố gây nên quá trình cháy (Nhiệt, Nhiên liệu và Ôxy)

Thông thường các dụng cụ và vật liệu như cát, bột đá..nước, chăn mền ướt vv luôn được mọi người sử dụng vì chúng có sẵn hoặc dễ kiếm, phổng thông và rẻ.

Tuy nhiên với khoa học hiện đại ngày nay thì các bình chữa cháy, hoặc hệ thống chữa cháy được phát minh và đưa vào sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Những chất dùng cho việc chữa cháy thường là

- CO2

- NaHCO3

- H2CO3

- Khí Helon (khí này tác dụng rất tích cực trong việc dập cháy nhờ đặc tính phản ứng phân hạch nhằm khử hết Oxy trong không khí. Tuy nhiên hiện nay người ta đã cấm sử dụng ở nhiều nơi do chúng ảnh hưởng lớn tới tầng Ozôn của trái đất)

Tùy vào đặc tính của từng đám cháy do nguồn nhiên liệu tham gia khác nhau mà người ta sử dụng các loại hóa chất hoặc phương tiện chữa cháy khác nhau. Chúng ta không thể dùng nước để ngăn cản đám cháy sinh ra từ nguồn điện hoặc dùng bột với các đám cháy gây ra bởi các loại hóa chất, hoặc xăng dầu.

Hiện nay các nhà sản xuất đã đưa ra tiêu chuẩn chung cho các loại bình chữa cháy và chúng được quy định tên gọi bởi các ký tự "A", "B", "C", "D" và "K"

Tên gọi và ký hiệu của các loại bình chữa cháy có ý nghĩa gì?

Do nhu cầu và tác dụng với từng đám cháy gây ra bởi các nguồn nhiên liệu khác nhau nên các nhà sản xuất đã cho ra đời các loại bình chữa cháy ký hiệu là "A", "B", "C", "D" và "K".

Trên mỗi bình chữa cháy nhà sản xuất bắt buộc phải trang bị các bảng hướng dẫn sử dụng cũng như loại hóa chất sử dụng cho từng đám cháy khác nhau.

Bình chữa cháy nhóm "A":

Những bình chữa cháy có ký hiệu "A" thường được sử dụng trong việc dập tắt đám cháy gây ra bởi các loại vật liệu như gỗ, giấy, vải vv

Bình chửa cháy nhóm "B"

Những bình chữa cháy có ký hiệu "B" thường được sử dụng trong việc dập tắt đám cháy gây ra bởi các loại vật liệu như xăng, dầu, sơn, hay các loại chất lỏng dễ cháy khác..

Bình chửa cháy nhóm "C"

Những bình chữa cháy có ký hiệu "C" thường được sử dụng trong việc dập tắt đám cháy gây ra bởi nguồn điện, hay các thiết bị mang điện..

Bình chửa cháy nhóm "D"

Những bình chữa cháy có ký hiệu "D" thường được sử dụng trong việc dập tắt đám cháy gây ra bởi các loại vật liệu rắn như sắt thép, phôi nhiên liệu vv

Bình chửa cháy nhóm "K"

Những bình chữa cháy có ký hiệu "K" thường được sử dụng trong việc dập tắt đám cháy gây ra bởi các loại vật liệu dầu mỡ thực vật..vv

Những điều cần chú ý khi dập một đám cháy:

Chúng tôi một lần nữa khuyến cáo các bạn không nên mạo hiểm trước những đám cháy quá lớn. Hãy bảo vệ tính mang của chúng ta trước khi quan tâm tới đám cháy

Với phạm vi bài viết này chúng tôi không thể cung cấp cho các bạn tất cả những thông tin hay các biện pháp kỹ thuật dùng trong công tác chữa cháy. Chúng tôi khuyên bạn hãy tổ chức hoặc tham gia một khóa huấn luyện về chữa cháy do những người có chuyên môn hướng dẫn. Tuy nhiên khi tiến hành dập một đám cháy thì một vài vấn đề chúng ta lên lưu ý:

- Có người ở trong hoặc ở gần đám cháy hay không?

- Sử dụng vật liệu nào? thiết bị gì để dập đám cháy

- Dập đám cháy từ đâu trước, khi trường hợp xấu xảy ra, chúng ta thoát ra bằng cách nào?

- Cách ly các nguồn nguy hiểm khác như thế nào?

- Cần sự hỗ trợ khác?..

Kết luận:

"Phòng cháy hơn chữa cháy" câu nói đã được đúc kết từ rất lâu, chúng ta nên quan tâm tới các biện pháp phòng cháy ở mức độ cao nhất và thường xuyên. Một khi đám cháy xuất hiện đó là khi chúng ta biết được công tác an toàn của chúng ta chưa thực hiện tốt.

Bao ho lao dong Quang Trung (Sưu tầm)