Cảnh báo nhiều, vẫn coi thường tai nạn

Cập nhật ngày: 16/10/2012 09:02AM

 

Bao ho lao dong Quang Trung - Trích dẫn.

(Dân Việt) - Số liệu thống kê về tai nạn lao động của ngành y tế gấp từ 3-15 lần số liệu của Bộ LĐTBXH. Điều đó cho thấy, số lao động phi kết cấu - trong đó chủ yếu là nông dân bị tai nạn khá lớn nhưng thực tế nhiều người vẫn lơ mơ và chủ quan.

Lơ là và bất chấp

Mỗi vụ sản xuất lúa, chị Nguyễn Thị Tỵ ở thôn Lương Mỹ, xã Quỳnh Hội (Quỳnh Phụ, Thái Bình) vừa phun thuốc sâu cho ruộng nhà mình, vừa phun hộ nhiều gia đình khác. Chị cho biết: “Khi đi làm, tôi chẳng làm theo quy trình nào cả, nếu gặp ngày nắng thì mang thêm khẩu trang, găng tay, áo tơi, còn ngày râm mát thì có khi chẳng cần...”.

Lao động tại xưởng đúc phôi thép ở làng Đa Hội, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Lao động tại xưởng đúc phôi thép ở làng Đa Hội, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Tương tự, chị Hà Thị Mơ - công nhân sản xuất kim khí tại làng Rùa Hạ, xã Thanh Thùy (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, mặc dù làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, bụi bặm... nhưng những công nhân như chị vẫn không trang bị đồ bảo hộ lao động. Thậm chí, nếu chủ có sắm thì họ cũng để đấy chứ không dùng.

Cũng theo chị Mơ, trường hợp rủi ro xảy ra tai nạn thường được chủ xưởng lo viện phí, nếu trường hợp bị giập, gãy tay thì công nhân được chủ trợ cấp thêm lương. “Chủ sử dụng lao động có bồi thường là được rồi, chúng tôi cũng không đòi hỏi thêm” - chị Mơ nói

Thực tế này cho thấy, về phía lao động, tâm lý lơ là các biện pháp bảo hộ lao động, tự bảo vệ mình khỏi tai nạn lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn khá phổ biến. Ông Bùi Hữu Khang - Trưởng phòng LĐTBXH huyện Quỳnh Phụ xác nhận: “Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp thì hầu hết nông dân vẫn còn lơ mơ, chưa áp dụng đúng quy định”. Với thực tế này thì tai nạn lao động (TNLĐ) và các bệnh liên quan tới làm việc không an toàn khá lớn, nhưng trên địa bàn huyện này cũng không có thống kê.

Cần những hành động mạnh mẽ

Tại cuộc họp phát động Tuần lễ quốc gia về ATLĐ 2012, bà Trần Ngọc Lan - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) đã công bố: Mỗi năm, ngành y tế thống kê được từ 1.600 - 1.700 ca tử vong vì TNLĐ, trong khi đó báo cáo của Bộ LĐTBXH chỉ có 500- 600 người tử vong. Cũng theo thống kê này, số người bị TNLĐ nặng phải điều trị dài ngày gấp 20 lần số tử vong, số người TNLĐ nhẹ phải điều trị từ 1 ngày trở lên gấp khoảng 50 lần số tử vong. Con số này gấp khoảng 15 lần báo cáo của Bộ LĐTBXH. Trong số những lao động bị tai nạn mà không có thống kê phần lớn là nông dân.

Ông Nguyễn Văn Nhiễm - Trưởng phòng NNPTNT huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) nêu thực tế: “Công tác quản lý các cơ sở sản xuất nông nghiệp cũng như việc tuyên truyền và đưa ra biện pháp bảo vệ an toàn lao động cho người nông dân đang gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chính là do nông dân chưa coi trọng sức khỏe của chính mình, còn các địa phương chưa có ý thức về việc thống kê TNLĐ”.

Vì thế, dễ hiểu khi Cục Y tế dự phòng và môi trường nhận định: Với nhiều nông dân, khi có bệnh, họ không nghĩ tới việc có thể bị ảnh hưởng từ việc phun thuốc sâu không có bảo hộ.

Nguồn: baomoi.com - Ms.Ngoc

Trang thiết bị Bao ho lao dong liên quan: Quan ao  bo ho lao dong, mu bo ho, giay bao ho, gang tay bao ho.

Tin mới

Các tin khác