Những lỗi tai nạn lao động kinh hoàng

Cập nhật ngày: 24/10/2012 11:57AM

 

Bao ho lao dong Quang Trung - Trích dẫn.

Tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực xây dựng, thợ cơ khí, thợ vận hành máy… luôn là nỗi kinh hoàng trong cuộc sống. Nhiều người đã phải trả giá bằng cả tính mạng, những người may mắn sống sót thì phải mang thương tật suốt cuộc đời.

Những tai nạn tàn khốc

Ngày 9.10 một bệnh nhân 37 tuổi ở Sóc Sơn được đưa vào Việt Đức cấp cứu trong tình trạng cả hai chân bị kẹp chặt trong máy nghiền đất. Không có cách nào đưa người bị nạn ra khỏi chiếc máy nặng hàng tấn, hơn chục thanh niên đã xúm lại khiêng cả người và máy đến bệnh viện.

Với sự trợ giúp của các bác sĩ, 2/3 cơ thể bệnh nhân đã được “lôi” ra ngoài, riêng phần chân đứt lìa vẫn còn kẹt lại trong chiếc máy… Bệnh nhân thoát chết, nhưng thương tổn quá nặng và cú sốc tâm lý sẽ là vết thương lâu hồi phục nhất.

Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng người vẫn đang bị kẹt trong máy.

Trước đó chừng nửa tháng ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, hai nam công nhân rơi từ độ cao 9 mét, bị bê tông vùi lấp và chấn thương rất nặng. Khi được đưa vào bệnh viện tỉnh cấp cứu, cả hai đều bị tràn dịch màng phổi, đa chấn thương. Các bác sĩ xác định bệnh nhân trẻ hơn là anh Nguyễn Văn Cường 27 tuổi bị sụt đốt xương sống N1, gãy tay… Tuy nhiên cả hai không bị nguy hiểm đến tính mạng.

Vào trung tuần tháng 7.2012, tại một công trình xây dựng ở Sơn Tây, Hà Nội, 3 công nhân đang đứng ở giàn giáo treo trên tầng 5 của tòa nhà 27 tầng, bất ngờ một đầu dây cáp của giàn giáo bị tuột làm một người chết và hai người bị thương. Người bị tử nạn là nữ công nhân 41 tuổi, hai người còn lại là nam giới, bị chấn thương rất nặng và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức.

Vụ tai nạn tàn khốc và thương tâm nhất xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày 10.6 vừa qua, khiến một nữ công nhân 20 tuổi đang làm việc ở công trường xây dựng, bị ngã từ tầng 9 xuống đất thiệt mạng. Nạn nhân đã bị vỡ xương chậu, xương đùi, toàn thân giập nát và tử vong trên đường đi cấp cứu, để lại chồng và hai con nhỏ. Điều khiến nhiều người bất bình là công trình xây dựng cao tầng như vậy, nhưng hệ thống giàn giáo, cọc chống chỉ được làm bằng tre sơ sài, không có lưới chắn hay bất kỳ thiết bị bảo vệ nào khác.

Sự thật đau lòng

Có 7,8% nguyên nhân để xảy ra tai nạn lao động chủ yếu là do người sử dụng lao động không huấn luyện cho người lao động về an toàn lao động và có tới 30,73% người lao động vi phạm các quy trình và biện pháp về an toàn lao động. (Theo số liệu thống kê tai nạn lao động năm 2011).
Năm nào bệnh viện Việt Đức cũng tiếp nhận những ca tai nạn lao động mà thủ phạm là những chiếc máy nông cụ. Ca nhẹ thì mất một bàn tay, một bàn chân, nặng hơn, mất cả hai tay, hai chân…

Người bị nạn hầu hết là những người nông dân, họ chỉ được hướng dẫn sơ qua về cách sử dụng máy nông cụ mà chưa được học bất kỳ một ngày nào về vấn đề phòng tránh tai nạn khi vận hành máy móc. Vì thế, tai nạn mà họ gặp phải không chỉ đơn thuần là vì bất cẩn trong công việc mà do họ thiếu kiến thức kỹ năng về an toàn lao động.


Bệnh nhân bị tai nạn lao động chấn thương đầu và bị di vât xuyên vào lưng.

Đau lòng hơn cả là tai nạn lao động thường xảy ra với những người trẻ từ 20 đến ngoài 40 tuổi, khi họ đang trong thời kỳ làm việc sung sức nhất. Đang là người cha khỏe mạnh, chỗ dựa cho vợ con, bỗng chốc thành người tàn phế; đang là thanh niên trai tráng, chỗ dựa cho bố mẹ già, nay ngồi xe lăn…

Cá biệt, bệnh viện Việt Đức từng tiếp nhận trường hợp bé trai tuổi thiếu niên nhập viện trong tình trạng gẫy cột sống và vỡ hai xương gót chân. Cậu bé cho biết, nhân ngày hè rảnh rỗi, cậu theo người thân ra Hà Nội phụ hồ kiếm tiền phụ giúp gia đình. Chỉ vì “nghịch” đu người lên dây cáp ròng rọc, dây đứt và tai nạn thương tâm đã xảy ra…

Chết người là hậu quả nghiêm trọng nhất cũng là nỗi đau lớn nhất, nhưng nỗi đau ấy theo năm tháng cũng sẽ nguôi dần trong lòng những người thân của họ. Khổ nhất vẫn là những người sống sót với thương tổn nặng nề… từng ngày từng giờ họ bị hành hạ cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần.

Theo một chuyên gia tâm lý: “Một người bị mất khả năng lao động, không tự lập được trong hoạt động sống sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn và áp lực. Đa phần họ phải mất rất nhiều thời gian để thích nghi với hoàn cảnh. Nhưng không phải người nào cũng vượt qua mặc cảm tâm lý của chính mình để hòa nhập với cuộc sống. Trong lòng họ luôn có cảm giác day dứt, bất an, mặc cảm, coi mình là người vô dụng, là gánh nặng cho gia đình và người thân…”.

Nguồn:baomoi.com - Ms.Ngoc.

Trang thiết bị Bao ho lao dong liên quan: Quan ao bao ho, giay bao ho, day an toan, mu bao ho.