Sau 18 năm thi hành pháp luật về ATVSLĐ: Tai nạn lao động ngày càng khó kiểm soát

Cập nhật ngày: 13/12/2012 10:21AM

 

Sau 18 năm thi hành pháp luật về ATVSLĐ: Tai nạn lao động ngày càng khó kiểm soát.

 

Trong giai đoạn 2001 - 2012, bình quân hàng năm xảy ra 6.000 vụ TNLĐ, làm hơn 6.000 người bị nạn, trong đó có khoảng 500 vụ tai nạn chết người, làm gần 600 người chết.

Nông nghiệp là ngành "hứng chịu”nhiều TNLĐ nhất

Nông nghiệp là ngành "hứng chịu”nhiều TNLĐ nhất

Theo Bộ trưởng Bộ Lao LĐTB&XH, trong 18 năm qua (từ 1995 – 2012) Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện các chế độ về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)… Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã tiến hành rà soát nội dung về ATVSLĐ tại hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.

6000 vụ TNLĐ xảy ra mỗi năm

Báo cáo của Bộ LĐTB&XH cho thấy, TNLĐ có xu thế tăng nhanh: từ 840 trường hợp năm 1995 lên 3.405 trường hợp vào năm 2000 và lên tới 6.337 trường hợp vào năm 2007. Tử vong do TNLĐ cũng tăng từ 264 trường hợp năm 1995 lên 406 trường hợp năm 2000 và lên tới 621 trường hợp năm 2007. Giai đoạn 2004 - 2007, số vụ tai nạn tăng trung bình hàng năm khoảng 7,5%. Giai đoạn 2008 - 2011, số vụ TNLĐ tương đối ổn định. Riêng năm 2011 đã xảy ra 5.896 vụ TNLĐ làm 6.154 người bị nạn, trong đó có 574 người chết (số liệu thống kê chủ yếu từ báo cáo của các doanh nghiệp (DN) lớn, trong thực tế con số này còn lớn hơn rất nhiều).

Đánh giá việc chấp hành pháp luật về ATVSLĐ, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận: Sau 18 năm thực hiện pháp luật về ATVSLĐ nhiều DN còn chấp hành quy định của pháp luật về ATVSLĐ một cách hình thức, đối phó; TNLĐ và bệnh nghề nghiệp còn xảy ra nghiêm trọng; công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ) đạt tỷ lệ thấp so với tổng số LĐ trên địa bàn, công tác quản lý còn lỏng lẻo.

Cũng theo bà Chuyền, TNLĐ nghiêm trọng tập trung nhiều ở lĩnh vực xây dựng (chiếm 30% số vụ tai nạn chết người), khai thác khoáng sản (chiếm 20%). Vấn đề ATLĐ trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp cũng đang ở mức đáng báo động.

Thống kê của Bộ LĐTB&XH cho thấy: Có tới 52,1% LĐ cả nước hoạt động trong ngành nông – lâm nghiệp nhưng chỉ có khoảng 9,3% LĐ được đào tạo nghề tại các trường chuyên nghiệp. Đáng lo ngại có tới 28,4% nông dân không hiểu biết về sử dụng điện sinh hoạt, 89,89% không nắm được cách sử dụng máy nông nghiệp và 29,4% không biết cách phun thuốc bảo vệ thực vật an toàn...

"Cứ khoảng 100.000 LĐ nông thôn thì có 799 người bị tai nạn về điện, 856 người bị tai nạn do sử dụng máy móc và 1.700 người bị ảnh hưởng sức khỏe do thuốc bảo vệ thực vật ”- Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết thêm.

Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ

Trên thực tế, kể từ khi Nhà nước công bố hiệu lực thi hành Bộ luật LĐ (1994), việc thể chế hóa bằng các văn bản dưới luật về pháp luật LĐ nói chung và về lĩnh vực ATVSLĐ nói riêng đã được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, sau 18 năm Luật đi vào cuộc sống cho thấy, việc ban hành các văn bản dưới luật còn chậm; sự bất cập, chồng chéo, phân tán của hệ thống pháp luật về ATVSLĐ hiện nay gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ; chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe; đội ngũ thanh tra vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng. Trong khi đó, việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của phần lớn các DN hiện nay còn rất yếu kém.

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên nhân TNLĐ cao trước hết là do chủ sử dụng LĐ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong các phương án để bảo vệ điều kiện LĐ, đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bản thân NLĐ hiểu biết về pháp luật an toàn LĐ còn hạn chế. Nhà nước chưa xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân không làm tốt quy định, từ đó họ xem nhẹ hoặc chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về lĩnh vực này.

"Mặc dù Bộ luật LĐ được sửa đổi năm 2012 có một chương về vấn đề ATLĐ nhưng quy định này mới chỉ chi phối một bộ phận đối tượng có quan hệ LĐ. Vì vậy, Luật ATVSLĐ cần sớm được ban hành làm cơ sở pháp lý để thực hiện công tác bảo hộ cho tất cả những người tham gia LĐ”- Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền kiến nghị.

Theo: baomoi.com - Ms:Ngoc.

Trang thiết bị Bao ho lao dong liên quan: Quan ao bao ho lao dong, mu bao ho lao dong, giay bao ho lao dong, ung bao ho lao dong.

Tin mới

Các tin khác