Không ai muốn thuê xã hội đen, nhưng…!

Cập nhật ngày: 26/04/2013 09:41AM

Không ai muốn thuê xã hội đen, nhưng…!

Đám đông gây rối ngăn cản trong một vụ tranh chấp đất đai tại TPHCM. Ảnh: CATPHCM

 

Không ai muốn thuê xã hội đen, nhưng…!

Tưới xăng đốt người. Chặt chân. Nổ mìn. Đặt quan tài. Thông báo “tìm người thân” để truy tìm. Bắt cóc. Nhắn tin khủng bố. Thuê thương binh (giả danh) đến ăn ở tại nhà. Ném mắm tôm, trứng thối. Đặt vòng hoa viếng người sống…

 

Không cần nói thêm nữa. Đây đích thị là những biện pháp đã dùng để đòi nợ. Có thể gọi gì khác hơn khi bản chất của hiện tượng là việc chủ nợ thuê ''xã hội đen" để dùng luật rừng.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự- Bộ Công an, tình trạng tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay, thuê, cầm cố tài sản với lãi suất cao dưới dạng ''tín dụng đen'' đang diễn ra rất phức tạp. Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, trên phạm vi cả nước đã xảy ra trên 4.300 vụ việc liên quan đến hoạt động này…4.300 vụ ''luật rừng''! Trong số này có không ít vụ xuất phát từ nỗi bức xúc, xót của và tâm trạng không biết bấu víu vào đâu.

Có lần, đại tá Nguyễn Văn Lan- Phó Cục trưởng Cục Tham mưu cảnh sát, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm- lý giải nguyên nhân là do: Tình hình kinh tế-xã hội có dấu hiệu suy thoái… các đối tượng, băng nhóm bảo kê, bắt cóc xiết nợ, tống tiền... gia tăng do ảnh hưởng từ các vụ vỡ nợ “tín dụng đen”.

Nhưng vì sao chủ nợ không “báo quan” mà lại thuê ''xã hội đen'', để đòi nợ bằng ''luật rừng''? Bình Thuận là một câu trả lời. Ngay tháng trước, Công an tỉnh Bình Thuận đã tước danh hiệu một viên cảnh sát khi anh này đòi nợ thuê số tiền chỉ 28 triệu đồng. Công an không có  chức năng đi đòi nợ thuê- một quan hệ thuộc về phạm trù dân sự; trong khi đưa ra tòa, thì như các cụ đã nói “Được vạ thì má đã sưng”.

Không ai muốn thuê ''xã hội đen'', dùng ''luật rừng'', để rất dễ- như thực tế chứng minh - tự  đẩy mình vào thế của người mắc nợ, với pháp luật. Nhưng rõ ràng khi pháp luật, khi cơ quan chức năng- vì một lý do nào đó- không giúp cho họ thì người ta đành phải dùng các biện pháp ngoài luật! Bởi bên ngoài lý do “của đau con xót”, đặc điểm chung của những người phải cậy nhờ đến ''xã hội đen'', đến ''luật rừng'' là họ thân yếu thế cô, họ không thể nhờ ai khác để bảo vệ quyền lợi của mình. Và lớn nhất, là sự bất lực.

Vấn đề ở chỗ một hệ thống quy phạm dày đặc vẫn để nhiều lỗ thủng khiến người dân không thể cậy nhờ thì rõ ràng, phải xem lại hệ thống đó, chứ không thể ngồi chờ hành vi phạm tội xảy ra rồi mới bắt.

Nguồn: Lao động

Bảo hộ lao đôngk Quang Trung- Ms Phương