Thông tư 01 về bảo hộ lao động

Cập nhật ngày: 30/09/2014 09:22AM

Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT: Hướng dẫn về nhiệm vụ, tổ chức thực hiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động trong cơ sở lao động.

- Phạm vi điều chỉnh
Về phân định trách nhiệm, tổ chức bộ máy, thống kê, báo cáo, lập kế hoạch, tự kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác bảo hộ lao động trong cơ sở lao động.

- Đối tượng áp dụng
Với tất cả doanh nghiệp, cơ sở, cơ quan có sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trừ các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức phi chính phủ khác đóng trụ sở tại Việt Nam.

- Kinh phí thực hiện
Hoạch toán vào chi phí chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và hoạt động thường xuyên và được xem là chi phí hợp lý khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động, tính thuế theo quy định hiện hành của pháp luật về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Theo quy định điều lệ tham gia xây dựng các chế độ, luật lệ và giúp đỡ, giám sát cơ quan, xí nghiệp thi hành nghiêm chỉnh các luật lệ, chế độ đó là trách nhiệm của công đoàn; cạnh đó phải động viên, tuyên truyền, giáo dục tự giác chấp hành về chính sách bảo hộ lao động.

Hội đồng bảo hộ lao động tổ chức với cơ cấu sau:

1.Phải thành lập Hội đồng bảo hộ lao động với cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người. Đối với các cơ sở lao động khác, nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạt động thì có thể thành lập Hội đồng bảo hộ lao động. 
2.Để đảm bảo quyền được kiểm tra giám sát và tham gia công tác bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn, Hội đồng bảo hộ lao động ở cơ sở lao động là tổ chức tư vấn, phối hợp về các hoạt động an toàn - vệ sinh lao động ở cơ sở lao động. 
3. Tùy thuộc vào quy mô của cơ sở và số lượng lao động mà thành lập số lượng thành viên Hội đồng bảo hộ lao động nhưng các quy định sau phải được đảm bảo: 
- Chủ tịch Hội đồng là đại diện người sử dụng lao động. 
- Phó chủ tịch Hội đồng là đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn hoặc đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng là cán bộ an toàn - vệ sinh lao động của cơ sở hoặc trưởng bộ phận. Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng trong trường hợp cán bộ an toàn - vệ sinh lao động là hợp đồng thuê từ tổ chức khác thì sẽ được chỉ định bởi người sử dụng lao động.

Hội đồng bảo hộ lao động có thể có thêm các thành viên khác có liên quan tùy điều kiện thực tế, đặc điểm của cơ sở lao động nhưng không được vượt quá 09 người về mặt số lượng.

Thông tư 01 về bảo hộ lao động đã nêu rõ quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng bảo hộ lao động: 

- Phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng chương trình hành động, quy chế quản lý, các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động và kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, tham gia, tư vấn với người sử dụng lao động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động và cải thiện điều kiện lao động.
- Theo định kỳ 6 tháng và hàng năm, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động ở cơ sở lao động. Nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn trong quá trính kiểm tra, có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ vấn đề tiềm ẩn nguy cơ đó

Tin mới

Các tin khác