Vai trò, tính chất và mục đích của bảo hộ lao động

Cập nhật ngày: 31/10/2014 12:05PM

Nền kinh tế của các nước ngày càng phát triển kéo theo đó là ngành công nghiệp cũng phát triển theo. Môi trường lao động của con người cũng theo đó mà càng trở nên nguy hiểm và độc hại. Con người vẫn là nhân tố quan trọng và vững bền nhất của xã hội, không có con người thì cũng không có bất cứ thứ gì. Vì vậy công tác bảo hộ lao động trở lên ngày càng bức thiết và cần hơn bao giờ hết để bảo vệ người lao động bởi nguy cơ bị nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí cả tính mạng.

Mục đích của công tác Bảo hộ lao động.

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra những sản phẩm vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Trong hoạt động lao động sản xuất,con người thường xuyên tiếp cận với điều kiện làm việc có các yếu tố nguy hiểm và có hại rất dễ xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bởi vậy, mục tiêu của công tác Bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật ,tổ chức kinh tế xã hội đẻ loại trừ những yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, nhằm tạo nên điều kiện lao động thuận lợi và được cải thiện ngày càng tốt hơn để ngăn ngừa bệnh nghề nhiệp và tai nạn lao động, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động.

Tính chất của công tác Bảo hộ lao động . 

Vai trò, tính chất và mục đích của bảo hộ lao động

Vai trò, tính chất và mục đích của bảo hộ lao động

Công tác Bảo hộ lao động nhất thiết phải mang đầy đủ 3 tính chất: Khoa học-Kỹ thuật, pháp lý và quần chúng. 

Tính chất khoa học kỹ thuật là vì mọi hoat động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều xuất phát từ cơ sở khoa học và bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người cho đến các giải pháp xử lý ô nhiễm, các giải pháp đảm bảo an toàn …đều là những hoạt động khoa học, sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật và do các cán bộ khoa học kỹ thuật thực hiện.

Tính pháp lý thể hiện ở chỗ: muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp về tổ chức và xã hội về Bảo hộ lao động được thể hiện thì phải thể chế hóa chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy định, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện.Đồng thời phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng và xử phạt một cách nghiêm minh, kịp thời thì công tác Bảo hộ lao động mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực.

Tính quần chúng rộng rãi vì tất cả mọi người, từ người sử dụng đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ. Đồng thời, bản thân họ cũng phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.

Bên cạnh đó, xét riêng về lĩnh vực bảo hộ lao động, khoa học phát triển cùng với sự phát triển của các công ty đa quốc gia thì khi đó vấn đề bảo hộ lao động không chỉ còn bó gọn trong một nước mà đã vượt ra khỏi lãnh thổ nước đó đến các quốc gia có liên quan. Vì thế, trong thời điểm hiện nay, công tác bảo hộ lao động ngoài 3 tính chất kể trên còn mang tính chất nữa là tính quốc tế. 

Công tác bảo hộ lao động cần phải thực hiện một cách chặt chẽ và quyết liệt hơn trong môi trường khi các chủ lao động ngày càng có nhiều cách lách luật để giảm chi phí lao động , giảm quyền lợi của người lao động. Quan trọng hơn cả là mọi hoạt động của công tác Bảo hộ lao động chỉ đạt được kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật và người lao động biết tự giác và tích cực tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ, tiêu chuẩn biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc,tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Tin mới

Các tin khác