Bảo hộ lao động trong ngành y gồm những gì ?

Cập nhật ngày: 03/11/2014 05:38AM

Y học là ngành bảo vệ sức khỏe của con người. Vì vậy bảo hộ lao động trong ngành y cũng là một trong những công tác được chú trọng hàng đầu bởi vì với những biện pháp  bảo hộ được những con người lao động trong ngành này cũng là bảo hộ được sức khỏe của toàn thể xã hội.

Công tác bảo hộ lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe nhân viên y tế luôn được lãnh đạo Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam quan tâm chỉ đạo. Ngày 21/8/2008 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chỉ thị số 07/CT-BYT về việc tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở y tế và Quyết định số 3079/QĐ-BYT ngày 21/08/2008 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống làm công tác bảo hộ lao động trong các cơ sở y tế; Bộ trưởng Bộ Y tế đã giao cho Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các nội dung hoạt động về cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe nhân viên y tế và phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Bảo hộ lao động trong ngành y gồm những gì

bảo hộ lao động ngành y gồm những gì?

Những cơ sở y tế là địa điểm tập trung của rất nhiều những vi khuẩn, vi sinh bệnh truyền nhiễm,  Nhà nước cũng đã quy định 4 loại bệnh nghề nghiệp trong ngành y tế bao gồm lao, viêm gan siêu vi rút, siêu vi trùng, bệnh do quang tuyến X được bảo hiểm, trong tương lai, những nhân viên y tế mắc HIV trong quá trình tiếp xúc bệnh nhân cũng được xếp loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Vì vậy những y sỹ, nhân viên của bệnh viện cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của công tác bảo hộ lao động bao gồm:

Nắm vững chuyên môn,hiểu rõ các loại bệnh để có biện pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm. Đối với những y sỹ khoa ngoại cần thực hiện đúng nguyên tắc trước,trong và sau ca mổ.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân mỗi y sỹ, nhân viên trong các cơ sở y tế cũng như giữ vệ sinh chung cho toàn cơ sở y tế, thường xuyên khử trùng cơ sở vật chất, các trang thiết bị được sử dụng.

Khi thăm bệnh tại những phòng bệnh truyền nhiễm, tùy theo đặc điểm từng loại bệnh mà có những  biện pháp bảo hộ cụ thể như khẩu trang ,quần áo,mũ, ủng, bao tay,… chuyên dụng.

Khi có nguy cơ bị lây nhiễm hoặc nghi ngờ có thể bị lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân cần kiểm tra ngay lập tức để điều trị kịp thời và thực hiện biện pháp cách ly tránh lây bệnh cho đồng nghiệp và bệnh nhân.

Có những cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe của y sỹ và nhân viên cơ sở y tế .

Với chức năng tham gia quản lý về an toàn vệ sinh lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân viên chức, người lao động ngành y tế, thì tổ chức Công đoàn luôn phải đẩy mạnh, phát huy hết vai trò, trách nhiệm của tổ chức mình với những nhiệm vụ cụ thể, nhằm góp phần đưa pháp luật về an toàn vệ sinh lao động đi vào cuộc sống. Đối với tổ chức Công đoàn cơ sở cần phải:

Xây dựng và ký Thỏa ước lao động tập thể có nội dung về bảo hộ lao động;

Tuyên truyền giáo dục, phổ biến chính sách, phối hợp tổ chức huấn luyện bảo hộ lao động cho người lao động;

Tham gia xây dựng Kế hoạch bảo hộ lao động;

Kiểm tra, giám sát công tác bảo hộ lao động tại cơ sở;

Tham gia điều tra xử lý các vụ tai nạn lao động.

Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động về phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động vẫn còn nhiều hạn chế. Việc quản lý vệ sinh lao động, lập hồ sơ vệ sinh lao động và quản lý sức khỏe người lao động chưa đáp ứng được với các quy định của pháp luật lao động; công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động với tỷ lệ còn thấp; vẫn còn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với nhân viên y tế. Nhưng tin rằng một ngày không xa với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng thì sức khỏe của của chính những con người đang hằng ngày chăm só sức khỏe cho chúng ta sẽ được đảm bảo.

Tin mới

Các tin khác