XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BHLĐ.3

 

3. Quản lý nhà nước về bảo hộ lao động.

1. Nội dung quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động.

Nội dung quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động bao gồm:

·        Ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị nơi làm việc và các tác nhân có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân.

·        Ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.: tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, các công việc.

·        Ban hành và quản lý thống nhất các quy phạm an toàn, quy phạm vệ sinh lao động.

·        Quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và sử dụng lao động.

·        Nội dung huấn luyện, đào tạo về an toàn-vệ sinh lao động.

·        Thanh tra kiểm tra an toàn-vệ sinh lao động.

·        Điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

·        Thông tin về an toàn-vệ sinh lao động.

·        Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.

·        Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn-vệ sinh lao động. 

2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác BHLĐ.

   Bộ Lao động thương binh và xã hội có trách nhiệm:

·        Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách chế độ về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

·        xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm nhà nước về an toàn lao động, tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

·        Hướng dẫn chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện về an toàn lao động.

·        Thanh tra an toàn lao động, tổ chức thông tin huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

·        Hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực an toàn lao động.

   Bộ Y tế có trách nhiệm:

·        Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, các công việc.

·        Hướng dẫn chỉ đọa các ngành, các cấp thực hiện về vệ sinh lao động.

·        Thanh tra vệ sinh lao động, tổ chức khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp.

·        Hợp tác vớ nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực vệ sinh lao động.

   Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường có trách nhiệm:

·        Quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

·        Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.

·        Phối hợp với Bộ Lao động thương binh và Xã hội xạy dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

   Bộ giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc đưa nội dung an toàn lao động, vệ sinh lao động vào chương trình giảng dạy trong cac trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

   Các Bộ, Ngành liên quan có trách nhiệm:

·        Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động cấp ngành sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.

·        Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị cơ sở thuộc Bộ, Ngành mình trong việc thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động.

   Ủy Ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

·        Thực hiện quản lý Nhà nước vệ an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương mình quản lý.

·        Phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc tất cả các thành phần kinh tế ( Kể cả các cơ sở sản xuất của Trung ương, các cơ sở liên doanh, tư doanh do người nước ngoài quản lý) đóng trên địa bàn của địa phương thực hiện luật lệ, chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước.

·        Xây dựng các chương trình về bảo hộ lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của địa phương, xây dựng, trình Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành chủ trương.

·        Thanh tra việc thực hiện các luật lệ, chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của nhà nước và các quy định của địa phương trong các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

·        Thẩm tra, xem xét các giải pháp về an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế của các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rông cơ sở sản xuất kinh doanh của các đơn vị, cá nhân trước khi trình Ủy ban nhân dân quyết định.

·        Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động của địa phương.

·        Điều tra các vụ tai nạn lao động chết người và những vụ tai nạn lao động có nhiều người bị thương vong.

·        Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện các quy định về BHLĐ ở địa phương.

·        Thực hiện chế độ bảo cáo định kỳ về bảo hộ lao động với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.

   Thanh tra Nhà nước về an toàn-vệ sinh lao động.

·        Thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động và các chế độ BHLĐ.

·        Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm về tiêu chuẩn an toàn-vệ sinh lao động.

·        Thanh tra xem xét duyệt các luận chứng kinh tề kỹ thuật, các đề án thiết kế về mặt an toàn vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo cơ sở để sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo quản và lưu giữ các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

·        Đăng ký, cấp phép sử dụng máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ y tế quy định.

·        Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động vi phạm pháp luật về an toàn-vệ sinh lao động.

·        Xử lý các vi phạm về an toàn-vệ sinh lao động theo thẩm quyền của mình và kiến nghị với các cơ quan có trha63m quyền xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền của các cơ quan đó.

3. Quyền và nghĩa vụ của người sủ dụng lao động

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Điều 13 chương IV của NĐ06/CP quy định người sử dụng lao động có 7 nghĩa vụ sau:

1- Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp ATLĐ, VSLĐ và cải thiện điều kiện lao động.

2- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về BHLĐ đốivới người lao động theo quy định của Nhà nước.

3- Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội dung, biện pháp ATLĐ, VSLĐ trong doanh nghiệp. Phối hợp với Công đoàn cơsở xây dựng và duy trì sựhoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.

4- Xây dựng nội quy, quy trình ATLĐ, VSLĐ phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

5- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định biện pháp an toàn, VSLĐ đối với người lao động.

6- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ quy định.

7- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpvà định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả, tình hình thực hiện ATLĐ, VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động với Sở LĐTBXH nơi doanh nghiệp hoạt động. 

Quyền của người sử dụng lao động

   Điều 14 chương IVcủa NĐ06/CP quy định người sử dụng lao động có 3 quyền sau:

1- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp ATLĐ, VSLĐ.

2- Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện ATLĐ,

VSLĐ.

3- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra về ATLĐ,

VSLĐ nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó. 

4.Quyền và nghĩa vụ của người lao động

Nghĩa vụ của người lao động

Điều 15 chương IV Nghị định 06/CP quy định người lao động có 3 nghĩa vụ sau:

1- Chấp hành các quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụđược giao.

2- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.

3- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậuquả tai nạn lao động khi có lệnh của Người sử dụng lao động. 

Quyền của người lao động

   Điều 16 chương IV Nghị đinh 06/CP quy định Người lao động có 3 quyền sau:

1- Yêu cầu Người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biệnpháp ATLĐ, VSLĐ.

2- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay người phụtrách trực tiếp, từ chối trởlại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.

3- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi Người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết vềATLĐ, VSLĐ trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động.

 

Các bài viết liên quan:XD Và Thực hiện pháp luật về BHLĐ.1 |XD Và Thực hiện pháp luật về BHLĐ.2|XD Và Thực hiện pháp luật về BHLĐ.3|XD Và Thực hiện pháp luật về BHLĐ.4