Pháp lệnh bảo hộ lao động năm 1991

Cập nhật ngày: 08/10/2014 09:24AM

Theo theo công văn số: 61-LCT/HĐNN8: Pháp lệnh Bảo Hộ Lao Động năm 1991 quy định: 
Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh là quyền lợi cần được bảo đảm của người lao động trước pháp luật cũng như tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và từng bước cải thiện điều kiện lao động; nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. Căn cứ vào Điều 58 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Pháp lệnh này quy định về bảo hộ lao động.

phap-lenh-bao-ho-lao-dong-nam-1991

pháp lệnh bảo hộ lao động năm 1991

 

CHƯƠNG I 

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 
Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, gọi chung là người sử dụng lao động và mọi người lao động, kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng lao động hoặc lao động trên lãnh thổ Việt Nam, đều phải thực hiện việc bảo hộ lao động theo quy định của Pháp lệnh này. 
Nhà nước chăm lo việc bảo đảm cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có trách nhiệm phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền của người lao 
động làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh.

 

CHƯƠNG II 
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG 
Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh, phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh. 
Luận chứng này phải được các cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động chấp thuận. Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Y tế quy định theo thẩm quyền quản lý của mình.
Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, quy cách đã được Nhà nước ban hành. Việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

phap-lenh-bao-ho-lao-dong

phap lenh bao ho lao dong

CHƯƠNG III 
BẢO VỆ SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LAO ĐỘNG

 

CHƯƠNG IV 
TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

 

CHƯƠNG V 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, NGƯỜI LAO ĐỘNG

 

CHƯƠNG VI 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

 

CHƯƠNG VII 
THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

 

CHƯƠNG IX 
XỬ LÝ CÁC VI PHẠM 
Người không thực hiện các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động để xẩy ra tai nạn lao động, gây ô nhiễm môi trường hoặc vi phạm các quy định khác của Pháp lệnh này thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phát hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu gây thiệt hại, thì phải bồi thường. 
Người thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che hành vi vi phạm pháp luật về bảo hộ lao động để xẩy ra tai nạn lao động, gây ô nhiễm môi trường, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu gây thiệt hại, thì phải bồi thường

Tin mới

Các tin khác