Những quy định và yêu cầu của công tác bảo hộ lao động

Cập nhật ngày: 31/10/2014 11:48AM

Công tác bảo hộ lao động là một trong những văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi cũng như đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Căn cứ văn bản này, người lao động và người sử dụng lao động đã được cung cấp kiến thức đầy đủ nhất về những quy định cho quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên. Để củng cố cho điều đó song hành với việc tăng cường trách nhiệm, năng lực quản lí một cách hiệu quả của Nhà nước về bảo hộ lao động bên cạnh nâng cao tinh thần pháp luật, trách nhiệm cá nhân của người sử dụng lao động và người lao động. Dựa trên Pháp lệnh của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 58 và Điều 100 quy định và yêu cầu rõ ràng về công tác bảo hộ lao động.

Những quy định chung:

Điều 1: 

Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động gọi chung là người sử dụng lao động bao gồm chung cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài lao động hoặc sử dụng lao động trên lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và mọi người lao động đều phải có trách nhiệm trực thuộc cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong quy định về công tác bảo hộ lao động theo quy định của Pháp lệnh này.


những quy định và yêu cầu về bảo hộ lao động

những quy định và yêu cầu về bảo hộ lao động (hình ảnh minh họa)

Điều 2:

Quyền lợi của người lao động là được bảo đảm làm việc, lao động trong điều kiện môi trường vệ sinh phù hợp, an toàn mà Nhà nước có trách nhiệm theo sát chăm lo thích hợp với những điều kiện tương ứng hiện có, tình hình phát triển kinh tế của đất nước xã hội trong giai đoạn đó. Thêm vào đó, phải đẩy mạnh và đề cao sự chăm lo, triển khai phối hợp giữa các cơ quan ban ngành Nhà nước cùng với các tổ chức trong và ngoài xã hội để đảm bảo thực thi đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. 

Điều 3:

Bên cạnh những quyền lợi chính đáng được đề ra, bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh trong làm việc thì thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những quy định về an toàn, vệ sinh lao động đồng thời được xem như nghĩa vụ tất yếu của người lao động. 

Điều 4:

Về phía người sử dụng lao động, cần phải thực hiện tốt các công tác bảo đảm điều kiện làm việc vệ sinh, an toàn cũng như phải không ngừng cải thiện để người lao động được làm việc trong điều kiện tốt nhất qua đó gia tăng năng suất và chất lượng trong lao động. 

Điều 5:

Mọi người lao động và người sử dụng lao động phải có hiểu biết rõ ràng, thấu suốt về bảo hộ lao động, vệ sinh lao động liên quan đến công việc cũng như chuẩn mực, tiêu chuẩn an toàn lao động mà mình có trách nhiệm chỉ định trong nhiệm vụ của mình.

Điều 6:

Tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động là những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng sau đây.  

Hội đồng bộ trưởng hoặc các cơ quan pháp quyền được Hội đồng bộ trưởng ủy quyền sẽ ban hành áp dụng về tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho nhiều ngành trong phạm vi cả nước .

Cơ quan Nhà nước quản lý ngành sẽ ban hành tiêu chuẩn vệ sinh lao động, an toàn lao động áp dụng riêng cho ngành trực thuộc đó nhưng đảm bảo phù hợp với những tiêu chuẩn do Hội đồng bộ trưởng ban hành về an toàn lao động và vệ sinh lao động.

Điều 7:

Nhà nước khuyến khích việc nghiên cứu khoa học - kỹ thuật bảo hộ lao động, việc kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu các trang thiết bị, dụng cụ phương tiện bảo vệ người lao động bằng các biện pháp thỏa đáng, chính sách ưu tiên chỉ dẫn thích hợp.

Dựa trên những quy định và yêu cầu của công tác bảo hộ lao động được hướng dẫn cụ thể đó, công tác bảo hộ lao động đặt ra những yêu cầu liên đới, bám sát các quy định được đề ra bao gồm từ yêu cầu đối với người lao động, yêu cầu đối với người sử dụng lao động, yêu cầu từ các cơ quan, tổ chức xã hội có trách nhiệm liên đới phải bảo đảm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định được đề ra trong văn bản quy phạm pháp luật này.

Tin mới

Các tin khác