Khó xử lý vi phạm an toàn lao động

Cập nhật ngày: 16/07/2012 09:43AM

(ANTĐ) - Có thể nói, tình trạng tai nạn lao động (TNLĐ) đang có xu hướng gia tăng, trong đó TNLĐ nghiêm trọng dẫn đến chết người tăng hàng năm. Tuy nhiên, trong nhiều vụ TNLĐ, công tác điều tra, xử lý đối với người để xảy TNLĐ vẫn còn những khó khăn, vướng mắc...
                                                            Kho su ly vi pham an toan lao dong - DNTN Det Quang Trung
                                                                                     ảnh minh họa

Vi phạm quy trình, quy phạm

“Trung bình mỗi năm xảy ra 4.633 vụ TNLĐ, trong đó có 468 vụ TNLĐ chết người, làm bị thương 4.907 người và làm chết 505 người. Riêng số vụ TNLĐ chết người tăng hàng năm là 7,2%. Để xảy ra nhiều TNLĐ là các ngành Công nghiệp, Xây dựng...”. Số liệu trên được nêu ra tại Hội thảo quốc gia về “Tai nạn lao động ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” đã cho thấy tình trạng TNLĐ đang có xu hướng gia tăng, trong đó nguyên nhân xảy ra TNLĐ chủ yếu do vi phạm quy trình, quy phạm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vụ tai nạn xảy ra tại quận Hoàng Mai dưới đây là một ví dụ cụ thể.

Chủ căn nhà 3 tầng ở 98 đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai có thuê anh Dương Ngọc Dung (SN 1965) trú ở Phúc Thọ, Hà Nội tổ chức xây sửa tầng 1,2,3 và xây mới tầng 4 và 5. Sau khi thỏa thuận tiền công, anh Dung về quê thuê 7 người lao động tự do lên xây.

Quá trình xây nhà, chủ thầu không trang bị phương tiện, thiết bị bảo hộ an toàn lao động cho tốp thợ xây, không có biện pháp đảm bảo an toàn lao động nơi làm việc cho người lao động, không có hợp đồng lao động theo quy định. Khoảng 16h ngày 27-4-2008, 2 thợ xây là anh Nguyễn Mạnh Toàn và Nguyễn Văn Vẽ (tức Cường) đang trát tường bên ngoài tầng 5 ngôi nhà thì bị gãy giàn giáo. Không có dây bảo hiểm, anh Toàn và anh Vẽ rơi xuống đất. Được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng 2 thợ xây trên sau đó đều tử vong do đa chấn thương.

Sau khi xảy sự việc, cơ quan CSĐT - CAQ Hoàng Mai đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, thu thập tài liệu và khởi tố chủ thầu công trình xây dựng Dương Ngọc Dung về hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải vụ TNLĐ nào cũng xử lý, truy tố được đối tượng vi phạm bởi gặp phải những khó khăn, vướng mắc...

                                                    Kho xu ly vi pham an toan lao dong _ Bao Ho Lao Dong Quang Trung

                                                                          Môi trường lao động quá nguy hiểm

Những bất hợp lý
   
Đơn cử, công trình xây dựng nhà 5 tầng ở 98 đường Hoàng Mai kể trên không được cấp phép xây dựng, đã bị UBND phường Hoàng Văn Thụ lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, yêu cầu đình chỉ xây dựng công trình. Tuy nhiên, chủ nhà vẫn tổ chức xây dựng và UBND phường Hoàng Văn Thụ tiếp tục lập biên bản, yêu cầu dừng thi công. Nhưng bất chấp quyết định của UBND phường, chủ nhà trên vẫn tiếp tục xây dựng và hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra.

Bên cạnh đó, nếu cơ quan chức năng ở cơ sở như thanh tra xây dựng tăng cường trách nhiệm kiểm tra về ATVSLĐ tại cơ sở, sẽ kịp thời phát hiện vi phạm qui định về bảo hộ lao động như không trang bị phương tiện, thiết bị bảo hộ an toàn lao động, biện pháp đảm bảo an toàn nơi làm việc cho người lao động..., lập biên bản xử lý, chắc chắn sẽ góp phần hạn chế số vụ TNLĐ. Thực tế, thanh tra xây dựng chỉ “quan tâm” phát hiện nhà xây dựng không phép để xử phạt mà “bỏ ngỏ” khâu kiểm tra, phát hiện vi phạm quy định về bảo hộ lao động.

Nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra nhưng cơ quan công an không xử lý được do gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ. Cụ thể, khi xảy ra TNLĐ, nhất là những vụ TNLĐ trong xây dựng nhà dân, thông thường cơ quan Công an chỉ xử lý được chủ sử dụng lao động (chủ thầu xây dựng),  không xử lý được chủ nhà. Nhưng không phải vụ TNLĐ nào xảy ra cũng xử lý được chủ sử dụng lao động. Một điều tra viên ở Đội CSĐT tội phạm về TTXH - CAQ Hoàng Mai cho biết, có trường hợp, một thợ xây trèo lên sân tầng 4, cúi xuống trát tường đầu hồi đã ngã xuống đất tử vong.

                                              Kho xu ly vi ppham an toan lao dong - Bao ho lao dong Quang Trung

                                                                                                      Hậu quả

Khi cơ quan công an nhận được tin báo, tới nơi thì hiện trường đã bị xáo trộn. Khi được hỏi việc liên quan, chủ sử dụng lao động khai trước đó đã cho người thợ xây này nghỉ việc và anh ta quay lại chơi lúc nào thì không biết. Số thợ xây có mặt tại khu vực xây dựng cũng “xác nhận” lời khai của chủ sử dụng lao động, còn phụ họa theo chủ thầu bằng viện dẫn là họ có nhắc người thợ xây trên đừng trèo lên tầng cao. Nhưng “anh ta” không nghe nên tự chuốc lấy hậu quả(!).

Hiện, những vụ vi phạm TNLĐ chưa dẫn đến chết người, chỉ dẫn đến hậu quả như như gãy chân, tay... rất khó xử lý bởi không có chế tài quy định cụ thể. Điều 227 Bộ Luật hình sự quy định: “Người nào vi phạm quy định về ATVSLĐ, về an toàn ở những nơi đông người gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm”. Nhưng như thế nào thì được coi là mức độ thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản (cụ thể là thiệt hại bao nhiêu %) thì điều luật lại không qui định cụ thể. Do vậy, cơ quan công an rất khó vận dụng để xử lý đối với những vi phạm TNLĐ.                
 

BẢO HỘ LAO ĐỘNG QUANG TRUNG TRÍCH DẪN                                                                                                                                                                                

Nguồn: www.anninhthudo.vn

 

 

 

Tin mới

Các tin khác